Kịch bản MC tổ chức sự kiện là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp nên sự thành công của một chương trình, sự kiện. Để đạt được thành công đó, kịch bản cần được lên nội dung phù hợp với chủ đề của sự kiện nhưng cũng cần sự sáng tạo, linh hoạt để chương trình diễn ra tốt đẹp hơn. Trong bài viết này, hãy cùng W88Event khám phá về mẫu kịch bản MC tổ chức sự kiện cũng như những chú ý quan trọng khi viết loại kịch bản này nhé!
Kịch bản MC tổ chức sự kiện là gì?
Trong bất kỳ chương trình, sự kiện nào cũng cần có người MC điều phối, dẫn dắt và làm cầu nối truyền đạt thông tin đến khán giả tham dự. Để đảm bảo quá trình này diễn ra suôn sẻ, các MC/ ban tổ chức sẽ phải lên trước một kịch bản chi tiết còn được gọi kịch bản MC sự kiện.
Như vậy, kịch bản MC tổ chức sự kiện là loại kịch bản được soạn thảo với đầy đủ các thông tin chi tiết về chương trình, timeline cho từng hoạt động, phân công nhiệm vụ cho ban tổ chức và lời dẫn chương trình của MC. Kịch bản này thường được sử dụng nội bộ và có người phụ trách riêng nhằm đảm bảo sự chính xác, đầy đủ của các thông tin đưa ra.
Mẫu kịch bản MC tổ chức sự kiện đầy đủ, chi tiết nhất
Mỗi chương trình, sự kiện đều mang những thông điệp, ý nghĩa nhất định và các MC sẽ dựa vào những thông điệp đó để chuẩn bị lời kịch bản MC tổ chức sự kiện sao cho phù hợp nhất. Dưới đây là mẫu kịch bản MC tổ chức sự kiện đầy đủ mà bạn có thể tham khảo khi viết loại tài liệu này.
Phần 1: Đón tiếp khách mời
Trước khi sự kiện bắt đầu, MC cần có những lời chào, tiếp đón khách mời như mời khách chụp ảnh lưu niệm, hướng dẫn khách mời ổn định hoặc di chuyển đến vị trí ghế ngồi, nhắc nhở về thời gian chuẩn bị diễn ra sự kiện,…
Ví dụ: Kính thưa quý vị đại biểu, các vị khách quý thân mến, chỉ còn chưa đầy 5 phút nữa thôi, chương trình (tên sự kiện) sẽ chính thức bắt đầu. Xin mời các vị nhanh chóng ổn định chỗ ngồi và chuyển điện thoại sang chế độ rung để chương trình chuẩn bị bắt đầu được diễn ra. Xin chân thành cảm ơn!
Phần 2: Khai mạc chương trình
Trong phần tiếp theo của kịch bản MC tổ chức sự kiện, người dẫn chương trình cần dẫn lời khai mạc chương trình như giới thiệu các tiết mục văn nghệ mở màn, giới thiệu lý do tổ chức sự kiện, giới thiệu các vị đại biểu, khách mời tham dự sự kiện, đại diện ban tổ chức phát biểu khai mạc sự kiện,… Để tạo sự chào đón ấm áp, tạo điểm nhấn cho sự kiện cũng như kích thích tinh thần của khán giả, các câu thoại, lời dẫn trong phần kịch bản MC tổ chức sự kiện này phải được chú thích rõ ràng, đúng với nội dung chủ đề.
Dưới đây là một ví dụ tham khảo: ” Xin được nồng nhiệt chào mừng toàn thể quý vị và các bạn đã đến tham dự chương trình talkshow “Kỹ năng sống” ngày hôm nay! Kính thưa quý vị đại biểu, các bạn thân mến, với mục đích để các bạn trẻ giao lưu, học hỏi cũng như trau dồi các kỹ năng, cách xử lý những tình huống xảy ra trong cuộc sống. Nhóm V.I đã xây dựng nên chương trình talkshow “Kỹ năng sống” ngày hôm nay.
Hy vọng qua chương trình, các bạn có thể trang bị thêm nhiều kiến thức và kỹ năng bổ ích để “đứng vững” hơn trên đường đời. Đến tham dự với chương trình chúng ta ngày hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu các vị đại biểu, các vị khách quý:
Về phía trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội:
- PGS.TS Nguyễn Văn Lượt – Phó trưởng khoa Tâm lý học
- PGS.TS Bùi Thị Hồng Thái – Giảng viên khoa Tâm lý học
- ThS. Trần Hà Thu – Giảng viên khoa Tâm lý học
- ThS. Đặng Hoàng Ngân – Cố vấn chuyên môn, Tổng đạo diễn sự kiện
Về phía khách mời:
- Nhà báo Ngô Bá Lục
- Nhà văn Nguyễn Hoàng Hải
Về phía các nhà tài trợ:
- Chị Trịnh Hương – GĐ Công ty TNHH đầu tư giáo dục Trạng Nguyên
- Chị Nguyễn Phương Anh – Đại diện Junto Dance Crew
Về phía các nhà bảo trợ truyền thông, cảm ơn sự đồng hành, ủng hộ từ các đơn vị:
- Chị Phương Thanh – Đại diện Tuổi trẻ thủ đô Media
- Chị Lưu Diệp Hương – Chủ tịch CLB truyền thống VNMCC
Và toàn bộ các bạn khán giả đang có mặt tại hội trường ngày hôm nay!
Sau đây, tôi xin được kính mời chị Hoài Thương – Trưởng ban tổ chức sự kiện sẽ lên sân khấu để chia sẻ những tâm tư về chương trình cũng như lời phát biểu chính thức khai mạc buổi talkshow ngày hôm nay.”
Phần 3: Các hoạt động chính
Trong phần này, kịch bản MC tổ chức sự kiện sẽ phải nêu bật những mục tiêu mà ban tổ chức đã thực hiện cũng như những hoạt động chính muốn công bố, chia sẻ đến mọi người cùng các thông điệp muốn truyền tải.
Ví dụ: Sau khi trưởng ban tổ chức khai mạc xong, với sự kiện talkshow “Kỹ năng sống”, người dẫn chương trình cần dẫn dắt khán giả đến các tiểu phẩm của sự kiện và những lời nhận xét, đánh giá, chia sẻ của chuyên gia khách mời về các tiểu phẩm như:
MC dẫn dắt đến tiểu phẩm: “ Những lời chia sẻ vừa rồi của bạn Hoài Thương cũng đã chính thức khai mạc buổi talkshow ngày hôm nay. Vậy cho tôi hỏi, các bạn đã sẵn sàng để “ngã và cùng đứng dậy” với chúng tôi chưa?
Nếu đã sẵn sàng thì hãy cùng bước vào câu chuyện của nhóm 4 người bạn thân. Họ đã gắn kết với nhau bằng một sợi dây vô hình mang tên đại học và rồi sau khi ra trường, họ lại có thêm những sợi dây ràng buộc khác mang tên tình yêu, gia đình và các mối quan hệ xã hội mang tên sự nghiệp. Mối ràng buộc này đã ảnh hưởng đến họ như thế nào, mời các bạn cùng theo dõi đoạn phim mở đầu ngay sau đây.”
MC dẫn dắt lời chia sẻ của chuyên gia: “Với nhiều bạn khán giả ở đây, đoạn clip chắc đã bắt đầu gợi mở trong ta nhiều sự tò mò, suy ngẫm. Tuy nhiên, các bạn yên tâm vì bản thân sẽ không phải suy nghĩ một mình các vấn đề mà chương trình đưa ra mà chúng ta sẽ được dẫn dắt, hỗ trợ bởi hai vị chuyên gia khách mời ngày hôm nay.
- Đầu tiên, xin giới thiệu các bạn người đàn ông được mệnh danh là người quyền lực nhất của Saostar.vn – một cây bút uy tín trong rất nhiều năm làm nghề. Anh còn được biết đến với danh xưng người nắm giữ số phận của người đẹp qua các cuộc thi hoa khôi. Nhưng hôm nay, anh ấy đến đấy với một cái tên duy nhất, với tư cách một người bạn để cùng chia sẻ với chúng ta những kinh nghiệm hữu ích sau khi ra trường. Xin được nhiệt liệt chào mừng nhà báo Ngô Bá Lục!
- Vị khách mời thứ hai mà một lát nữa thôi, chúng ta sẽ có cơ hội giao lưu, học hỏi cũng như trao đổi những kinh nghiệm sống đầy quý báu. Anh được biết đến là một nhà văn với lối viết phóng khoáng, dí dỏm nhưng đặc biệt sâu cay. Anh đã dùng ngòi bút của mình để kiến tạo nên nhiều tác phẩm khác nhau như các kiến trúc sư tài ba. Và ngày hôm nay, anh ấy có mặt ở đây để tiếp tục kiến tạo thêm nhiều giá trị sống ý nghĩa khác cho các bạn trẻ. Xin được nhiệt liệt chào mừng nhà văn Nguyễn Hoàng Hải.”
Phần 4: Hoạt động giải trí
Trong phần kịch bản này, MC sẽ khuấy động bầu không khí bằng nhiều hoạt động giải trí thú vị như mini game, rút thăm trúng thưởng,… cho các khách mời tham dự sự kiện.
Ví dụ: MC có thể tổ chức một trò chơi đơn giản như trả lời một số câu hỏi vừa được đề cập trong phần giải thích của hai khách mời vừa rồi. Nếu ai trả lời đúng, người đó sẽ nhận được một phần thưởng hấp như quà tặng hoặc tiền mặt tùy vào ngân sách của ban tổ chức.
Phần 5: Tổng kết
Ở phần cuối kịch bản MC tổ chức sự kiện, người dẫn chương trình sẽ mời đại diện ban tổ chức lên phát biểu cảm nghĩ, gửi lời cảm ơn sâu sắc đến khách mời, khán giả đã tham dự sự kiện đồng thời trao quà, chụp ảnh lưu niệm,… và kết thúc chương trình.
Ví dụ: “Các bạn thân mến, điều quan trọng của mỗi chuyến đi không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đã đi qua. Trong khoảnh khắc sắp đến điểm dừng chân của talkshow, [tên MC] muốn các bạn cùng nhau nhìn lại cả một hành trình ý nghĩa mà chúng ta vừa cùng nhau đi qua qua clip tổng kết của ban tổ chức.”
“Qua đoạn clip vừa rồi, tôi lại thấy thật sự ngưỡng mộ biết bao nhiệt huyết của tuổi trẻ. Một lần nữa, xin trân trọng kính mời bạn Hoài Thương – đại diện cho nhiệt huyết của những người trẻ của tem V.I hãy lên phát biểu lời cảm ơn cũng như trao hoa, quà tặng tới các vị khách mời để kết thúc chương trình talkshow “Kỹ năng sống” ngày hôm nay.”
Những chú ý khi soạn mẫu kịch bản MC tổ chức sự kiện
Để có một mẫu kịch bản MC tổ chức sự kiện hay, ấn tượng giúp chương trình đạt nhiều thành tựu nổi bật, trong quá trình soạn thảo kịch bản, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Tỉ mỉ từ những chi tiết nhỏ
Trong quá trình tổ chức sự kiện, tất cả mọi vấn đề bạn đều cần phải cẩn thận, chuyên nghiệp trong từng chi tiết. Bởi lẽ, có rất nhiều khách hàng, khán giả vô cùng khó tính, họ sẽ để ý và đánh giá tổng thể qua những sai phạm nhỏ nhất. Ví dụ, vấn đề sắp xếp chỗ ngồi, trong kịch bản MC tổ chức sự kiện lúc nào cũng cần đề cập rõ ràng, chỉn chu nhằm tránh xảy ra những lỗi không hay ảnh hưởng đến toàn bộ chương trình.
Tìm hiểu thông tin đại biểu tham dự
Một chú ý quan trọng khác khi viết kịch bản MC tổ chức sự kiện mà bạn cần nắm rõ là thông tin đại biểu tham dự. Bởi vì, chỉ khi bạn hiểu rõ khách mời, đại biểu, nhà tài trợ là ai thì bạn mới có thể lên ý tưởng, soạn thảo nội dung chương trình một cách chuẩn chỉnh. Đặc biệt là kế hoạch phải phù hợp với ngân sách, mục tiêu mà nhà tài trợ hướng tới.
Lưu ý có thêm phần ổn định
Trong bất kỳ kịch bản MC tổ chức sự kiện nào, bạn cũng cần phải có phần ổn định hội trường như hướng dẫn khách mời vào hội trường, ổn định chỗ ngồi, giữ yên lặng,… Những điều này sẽ giúp chương trình diễn ra đúng thời gian quy định và khán giả tham gia cũng có thể tập trung theo dõi chương trình trọn vẹn.
Sắp xếp nội dung kịch bản theo đúng kế hoạch sự kiện
Yêu cầu đầu tiên mà bạn cần ghi nhớ khi lên kịch bản MC tổ chức sự kiện là đảm bảo nội dung phải theo sát, đúng kế hoạch sự kiện đã đưa ra. Mục tiêu, thông điệp truyền tải phải được thống nhất với kịch bản MC tổ chức sự kiện trước khi bắt đầu triển khai. Tránh tình trạng MC dẫn dắt một đường, thông điệp truyền tải đi riêng một nẻo.
Chú ý về phong cách viết kịch bản
Tùy vào từng loại sự kiện, mục tiêu và thông điệp truyền tải hướng đến mà kịch bản MC tổ chức sự kiện sẽ có phong cách và lối dẫn dắt khác nhau. Nếu bạn đang tổ chức một sự kiện giải trí, đối tượng khán giả là người trẻ thì phong cách viết kịch bản nên trẻ trung, năng động. Ngược lại, nếu sự kiện hội thảo, nghiên cứu khoa học và đối tượng tham dự là các chuyên gia trong các lĩnh vực thì phong cách cần trang trọng, lịch sự.
Lời kết
Hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết trên đây, bạn đã nắm vững về kịch bản MC tổ chức truyền hình cũng như những lưu ý về soạn thảo loại tài liệu này. Chúc bạn sớm thành công trong việc soạn thảo một kịch bản thú vị, ấn tượng giúp chương trình của bạn thành công rực rỡ.
- 10 tiết mục văn nghệ độc lạ, ấn tượng cho bữa tiệc tất niên
- Chi tiết các bước lên kịch bản lễ khánh thành chuyên nghiệp 2024
- Tổng hợp các mẫu thiết kế thư mời sự kiện ấn tượng nhất năm
- Kịch bản MC tổ chức sự kiện chi tiết, chuyên nghiệp và hấp dẫn nhất
- Mẫu bài phát biểu của nhà thầu tại lễ khởi công chuẩn và chi tiết nhất