Mẫu kịch bản MC team building chuyên nghiệp mà bạn nên biết

Kịch bản MC team building là một phần không thể thiếu trong sự thành công của chương trình, sự kiện team building. Những lời dẫn đặc sắc này sẽ giúp MC chiếm trọn trái tim của khán giá. Trong bài viết này, theo chân W88Event khám phá ngay mẫu kịch bản MC team building chuyên nghiệp, được xây dựng bởi nhiều người dẫn chương trình lâu năm nhé! 

MC team building là gì? Vai trò của người dẫn chương trình team building

MC team building có thể hiểu đơn giản là người quản trò, người dẫn dắt chương trình các hoạt động xây dựng đội nhóm. Nói cách khác, họ là người có trách nhiệm dẫn dắt người chơi (khách hàng) đi đúng theo kịch bản chương trình sẵn có thông qua các trò chơi, thử thách khác nhau. Ngoài ra, họ cũng là người làm cho không khí của sự kiện thêm phần sống động, thoải mái, kích thích sự hào hứng của những người có mặt tại sự kiện. 

Dưới đây là một số vai trò quan trọng của MC team building:

  • Là gương mặt đại diện của chương trình: MC chính là người mà khán giả, người tham gia chương trình trao đổi và tiếp xúc nhiều nhất. Chính ấn tượng về những lần tiếp xúc này mà người tham gia (khách hàng) quyết định tham gia hay không tham gia chương trình team building. Không chỉ thế, năng lực, khả năng ứng biến của MC cũng phản ánh sự uy tín, chuyên nghiệp của chương trình đó. Vì vậy, có thể nói MC là một trong những yếu tố quyết định thành bại của một chương trình bên cạnh kịch bản MC team building. 
MC team building được xem là linh hồn của một chương trình team building
MC team building được xem là linh hồn của một chương trình team building
  • Cầu nối truyền tải nội dung, thông điệp chương trình: Mỗi một chương trình, sự kiện đều được tổ chức theo một chủ đề với những thông điệp truyền tải riêng. Và người dẫn chương trình là người có nhiệm vụ khéo léo truyền tải những nội dung đó đến với người chơi thông qua những lời dẫn, gameshow hoặc câu nói thông điệp để người tham gia có thể cảm nhận được những thông điệp, giá trị của chương trình. 
  • Tạo “nhiệt” và giữ “nhiệt” cho chương trình: Trong mỗi sự kiện team building, sự nhiệt huyết của người chơi là điều vô cùng quan trọng. Đối với nhiều người yêu thích các hoạt động tập thể thì họ thường hào hứng với các nội dung của chương trình team building. Tuy nhiên, có rất nhiều người chơi lại khá e dè trước các hoạt động này. Do đó, người dẫn chương trình cần có trách nhiệm khơi dậy sự tò mò, hứng thú của toàn bộ thành viên và giữ “nhiệt” đó từ đầu đến khi kết thúc chương trình. Nếu làm được điều này thì MC đã hoàn thành rất tốt một phần công việc của mình. 
Kịch bản MC team building thu hút sẽ gây sự hào hứng cho khán giả
Kịch bản MC team building thu hút sẽ gây sự hào hứng cho khán giả
  • Kiểm soát, xử lý các vấn đề phát sinh: Các vấn đề phát sinh là điều khó tránh khỏi trong bất kỳ chương trình, sự kiện nào. Và dù ban tổ chức có vai trò chính trong việc giải quyết những tình huống này nhưng MC lại là người làm việc trực tiếp với khách hàng. Do đó, người MC phải thật sự khéo léo trao đổi sao cho khách hàng vẫn cảm thấy thoải mái, vui vẻ tận hưởng chương trình. Trong nhiều trường hợp, MC cũng là người trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh hoặc phát hiện các vấn đề, báo cáo với ban tổ chức. 

Những tiêu chuẩn đánh giá một MC teambuilding chuyên nghiệp

  1. Sức khỏe tốt

Bất kỳ công việc nào trong lĩnh vực sự kiện đều cần sức khỏe tốt và MC team building cũng không ngoại lệ. Các chương trình team building luôn đa dạng về lịch trình, kịch bản và cả thời gian (từ 1 đến 2 tiếng hoặc kéo dài cả ngày, vài ngày) nên bạn có một sức khỏe tốt để mỗi khi xuất hiện thì đều mang đến một năng lượng vui tươi, khỏe khoắn. 

  1. Chất giọng hay
Chất giọng, phong cách nói của MC phải phù hợp với sự kiện tham gia
Chất giọng, phong cách nói của MC phải phù hợp với sự kiện tham gia

Giọng nói là vũ khí quan trọng của một người MC bởi nó quyết định khả năng truyền đạt thông điệp đã xây dựng trong kịch bản MC team building tới khán giả. Một chất giọng hay, truyền cảm sẽ giúp người dẫn chương trình tự tin hơn, tạo ấn tượng tích cực hơn đối với khán giả đồng thời giúp chương trình trở nên sống động, thú vị hơn. Do đó, MC cần phải có kỹ năng điều chỉnh giọng nói sao cho luôn giữ được giọng nói ổn định xuyên suốt chương trình. 

  1. Sự tự tin

Sự tự tin là điều kiện tiên quyết giúp bạn trở thành một người truyền lửa trong các chương trình team building. Với đặc thù công việc luôn phải phát ngôn trước đám đông, một người có thái độ tốt, luôn biết chấp nhận rủi ro và biết cách làm chủ cuộc chơi thì sẽ thành công trong con đường làm người dẫn chương trình. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể chinh phục ước mơ này nếu luyện tập chăm chỉ. 

  1. Kiến thức, sự hiểu biết
Sự am hiểu về chủ đề sự kiện sẽ giúp MC truyền tải thông điệp tốt hơn
Sự am hiểu về chủ đề sự kiện sẽ giúp MC truyền tải thông điệp tốt hơn

Dù dẫn chương trình hay xây dựng kịch bản MC team building, việc bạn có nhiều kiến thức, hiểu biết sẽ giúp chương trình trở nên độc đáo, thú vị hơn. Thông qua các câu chuyện và hiểu biết của bản thân, bạn sẽ biết cách xây dựng, lồng ghép thông điệp mà chương trình muốn truyền tải qua các trò chơi, thử thách để dễ dàng tiếp cận mọi người hơn. 

  1. Kỹ năng xử lý tình huống

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng của một người dẫn chương trình chuyên nghiệp. Nếu giọng nói là khả năng thiên bẩm của MC thì kỹ năng xử lý tình huống chắc chắn là một kỹ năng cần được trau dồi theo thời gian. Việc phát sinh các vấn đề ngoài ý muốn trong một chương trình là điều khó tránh khỏi và MC là người phải biết cách trấn an, tạo sự tin tưởng, vui vẻ cho khách hàng. 

  1. Tình yêu nghề

Bất kỳ công việc nào cũng đòi hỏi chúng ta phải có sự yêu nghề và MC cũng vậy. Là một người truyền lửa, người dẫn chương trình phải luôn mang một năng lực tích cực, sự nhiệt huyết, tận tâm với nghề để có thể truyền tải nó tới mọi người. Không chỉ vậy, tình yêu nghề còn giúp bạn hăng say học hỏi, trau dồi kiến thức để ngày càng hoàn thiện bản thân. 

Mẫu kịch bản MC team building chi tiết, chuyên nghiệp nhất

Kịch bản MC team building thường được viết bởi chính người dẫn chương trình và nó thường có 3 phần chính như sau: 

Phần 1: Tập trung, khởi động 

MC sẽ nói 3 đến 5 lần lời mời tất cả các thành viên tập trung tại khu vực trước sân khấu chính. Ví dụ như sau: [Tên MC] trân trọng kính mời toàn bộ các thành viên của [tên đơn vị thuê dịch vụ] cùng nhau tập trung tại khu vực trước sân khấu chính để bắt đầu chương trình ngày hôm nay.

Mẫu kịch bản chương trình teambuilding cho các MC chuyên nghiệp
Mẫu kịch bản chương trình teambuilding cho các MC chuyên nghiệp

Phần 2: Chia đội

Trong phần nội dung kịch bản MC team building này, người dẫn chương trình sẽ mời các thành viên [đơn vị thuê dịch vụ] cùng nhau ổn định vị trí để tham gia các hoạt động mini game thú vị như Kết đoàn – Đoàn kết, Chụm ba chụm năm,… Những trò chơi tập thể này sẽ giúp các thành viên gần gũi với nhau và có thêm nhiều khoảnh khắc vui vẻ. Đối với những thành viên có nhiều ngần ngại, mặc cảm thì phần khởi động này sẽ giúp họ hòa mình vào tập thể dễ dàng hơn. 

Sau khi kết thúc hoạt động trên, người dẫn chương trình sẽ tiến hành chia đội, thường là 3 đến 5 đội tùy số lượng thanh viên. Mỗi đội sẽ chọn ra một người để dẫn dắt đội đi đến chiến thắng. Sau đó, đội trưởng và các đội viên sẽ cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ:

  • Chọn một tên đội thể hiện ý chí của team. 
  • Chọn một slogan độc đáo, mang đậm cá tính và thể hiện quyết tâm chiến thắng. 
  • Chọn một điệu nhảy ăn mừng độc đáo, riêng biệt của nhóm. 

Sau phần chia đội sẽ là phần xếp chữ chụp ảnh cùng flycam. Các thành viên sẽ di chuyển theo hướng dẫn của người dẫn chương trình để xếp thành tên, logo của tổ chức mình và flycam sẽ ghi lại khoảnh khắc tuyệt vời này. 

Phần 3: Nội dung chính của sự kiện

Ở phần ba của kịch bản MC team building, các đội sẽ cùng nhau chiến đấu để đi đến chiến thắng thông qua 4 thử thách sau:

Thử thách 1: Bước chân đồng đội

Đây là một thử thách mang tính tập thể để các thành viên có thể cùng nhau tham gia, trải nghiệm và mang về chiến thắng cho cả đội thông qua sự chung sức, đồng lòng và đoàn kết. Thử thách này nhằm đề cao sức mạnh của sự đoàn kết trong một tập thể. 

Kịch bản chương trình teambuilding phải chi tiết nội dung các thử thách 
Kịch bản chương trình teambuilding phải chi tiết nội dung các thử thách 

Thử thách 2: Thử thách cá nhân

Đây là một trải nghiệm mang tính cá nhân, thường là mọi người lần lượt chơi. Thử thách này thể hiện ý nghĩa của việc đóng góp công sức của mỗi cá nhân trong quá trình mang lại chiến thắng chung cho cả tập thể. 

Thử thách 3: Cùng nhau đoàn kết

Ở thử thách 3, kịch bản MC team building sẽ đề cao sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên trong đội, thể hiện sức mạnh của việc tương trợ lẫn nhau. Cụ thể, sẽ có 5 đến 7 người trong một lượt chơi. Một thành viên sẽ đảm nhận hoạt động chính và các thành viên còn lại chịu trách nhiệm hỗ trợ cá nhân đó thực hiện thử thách. 

Thử thách 4: Chạm tới vinh quang

Thử thách cuối được xây dựng trong kịch bản MC team building là thử thách dành cho tập thể. Phần này sẽ gắn kết các thành viên lại với nhau qua 3 thử thách trên để từ đó mọi người thêm thấu hiểu, gắn kết nhau.  

Phần 4: Tổng kết, trao giải

Các thành viên chụp ảnh kỷ niệm sau khi kết thúc chương trình team building
Các thành viên chụp ảnh kỷ niệm sau khi kết thúc chương trình team building

Ở phần này, MC cần biết cách lồng ghép tinh tế những ý nghĩa, thông điệp mà ban tổ chức muốn gửi gắm tới các thành viên khi xây dựng kịch bản MC team building. Bên cạnh đó, nội dung kịch bản cũng cần có nội dung đại diện các đội chia sẻ cảm nhận sau chương trình và vài lời tổng kết của ban lãnh đạo đơn vị. Cuối cùng, MC sẽ công bố kết quả chung cuộc và mời đội chiến thắng lên bục nhận giải, chụp ảnh lưu niệm.

Lời kết 

Một kịch bản MC team building hay sẽ luôn thể hiện rõ thông điệp, mục đích mà đơn vị muốn hướng tới khi tổ chức sự kiện cũng như tạo được không khí sôi nổi, tích cực, khuyến khích sự tương tác giữa các thành viên với nhau. Hy vọng rằng với mẫu kịch bản MC team building trên, bạn sẽ xây dựng được cho mình một bản thảo ưng ý, phù hợp cho sự kiện sắp tới. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *